NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN

Lượt xem:

Đọc bài viết

Người thầy đầu tiên là dòng hồi ức đầy cảm động của bà viện sĩ An-tư-nai Xulaimanovna.Từng dòng chữ trong bức thư của bà khắc họa rõ nét bóng hình người thầy đầu tiên trong đời_ thầy Đuysen đáng quý! Trong bức thư của bà, bà từng là một cô bé An-tư-nai mồ côi cha mẹ, sống nhờ nhà chú thím, hỡi ôi cái cuộc sống đầy tội nghiệp của một cô bé mới lớn, bị sự phong kiến lạc hậu ép đến nghẹn lòng, vào những năm 1924, đúng là cái năm ấy sự lạc hậu cổ hủ vẫn còn đó, khái niệm về  học dường như xa lạ, lạ đến mức người ta thản nhiên nói : “Từ thượng cổ đến nay người ta chỉ sống bằng nghề nông, cái cuốc nuôi ta sống. Và con cái chúng ta cũng sẽ sống như thế thôi, học hành làm quỷ gì. Làm chỉ huy thì mới cần chữ nghĩa, chúng ta chỉ là dân thường thôi. Đừng tán chuyện vớ vẩn nữa!” Thầy Đuysen đã rất ngạc nhiên trước suy nghĩ của những con người ở đây, tội nghiệp thay người thầy giáo trẻ, tôi đã nghĩ thầy gục ngã nhưng không, nếu thầy bỏ cuộc sẽ chẳng còn gì để nói ở đây nữa, đúng như bạn nghĩ thầy kiên cường lắm, thầy chống chọi lại mọi khó khăn thách thức từ những phụ huynh, thầy tới từng nhà xin cho các em được đi học, với thầy mỗi em đều có quyền được học và chỉ có học mới giúp cho cuộc sống nơi đây phát triển, rộng hơn là cả chế độ Xô Viết cũ. Và ngôi làng nhỏ ở miền quê hẻo lánh này đang nhận được một sức mạnh to lớn từ giáo dục nhờ thầy Đuysen, thầy chịu bao nhiêu khó nhọc để tự mình xây trường, ngôi trường nhỏ tưởng chừng đơn sơ thế nhưng lại tốn biết bao công sức của người thầy giáo trẻ, lặn lội qua biết bao nhiêu con suối lạnh buốt thầy cõng các em đến trường ở tít trên ngọn đồi xa xăm kia. Thế rồi thầy giáo Đuy-sen bắt đầu dẫn dắt những học trò của mình bước vào thế giới đầy say mê và hào hứng với những con chữ, những kiến thức mà bao đời qua họ chưa hề biết đến. An-tư-nai và các bạn đã biết được rằng biển cả còn rộng hơn cả những bình nguyên, trên biển sẽ có những con tàu to như cả một quả núi. Bằng trái tim của mình, thầy Đuy-sen đã truyền lại cho An-tư-nai và các bạn tất cả kiến thức mà thầy có được, thầy dạy cả những thứ mà bản thân tự cho là cần thiết theo trực giác. Không sách giáo khoa, không sách vỡ lòng, không một khái niệm cỏn con về chương trình học và về phương pháp giảng dạy, cứ như thế, thầy Đuy-sen mở từng cánh cửa tri thức cho mỗi học sinh của mình. Một người thầy như thế làm sao tôi nỡ quên, tôi còn nhớ rõ lắm, lúc đọc thấy thầy mỉm cười bảo: “Vì thật ra thầy cũng chẳng biết được bao nhiêu chữ nghĩa.”, không có bao chữ nghĩa vậy sức mạnh vĩ đại nào đã khiến cho chàng trai này dám đảm đương việc dạy học cho lũ trẻ? Bạn biết không, đó chính là chi tiết mà tôi yêu nhất ở thầy, một người dũng cảm, thầy không màng những lời chế giễu và sự nghi ngờ của dân làng, sự nhiệt huyết và khao khát muốn khai sáng bằng giáo dục của thầy làm cho An-tư – nai nhớ mãi không quên, cô bé chăm học và tôi nhận ra được những ước mơ của em, em không muốn phụ lòng thầy Đuysen, em học ở mọi nơi, phải chăng đây chính là ý nghĩa lớn lao của giáo dục. Phải vậy đấy, thầy Đuysen chính là ngọn lửa của giáo dục, khai sang và đốt lên trong các em niềm hy vọng về một tương lai tươi sang, tươi lai được sống và làm việc ở Mát –xcơ-va, đó mới chính là giáo dục. Mọi chuyện tưởng những sẽ tốt đẹp kết thúc nhưng cô bé chăm học An-tư-nai lại bị bà thím bắt ép đi cưới chồng, sáng hôm ấy, khi AN-tư –nai thấp thỏm ngồi học thì bọn người ập tới bắt em, thầy Đuysen đã cố bảo vệ cô bé nhỏ đáng thương ấy, người con trai anh hùng anh đã bị chúng đánh vô cùng tàn nhẫn, gãy tay nhưng rồi thầy không chiến thắng được bọn độc ác ấy. Ba ngày đó với AN-tư-nai thật kinh hoàng. Những cơn gió lạnh buốt rét mướt cũng không thể khiến em ngừng học vậy mà, thật đáng buồn. Và cuối cùng Đuy-sen đã dùng ba ngày đầy máu và nước mắt ấy để đi ra huyện tìm kiếm sự giúp đỡ của công an và chạy đến thung lũng trong núi sâu giải cứu cô học trò nhỏ của mình. Cuối cùng thì cô học trò nhỏ ấy cũng được thầy gửi lên tỉnh học, và nơi đó là bậc thang để ước mơ của An-tư –nai bay cao! Cô học trò nhỏ năm xưa nay đã trở thành viện sĩ viện hàn lâm, bao công sức của thầy Đuysen nào có vô ích.

Ngôi làng những năm mà chả có một tí xíu nào về giáo dục ấy nay đã khác rồi nhưng thầy Đuysen tội nghiệp của tôi, người thầy đã đặt nền móng đầu tiên cho nền giáo dục nay chỉ là một cựu chiến binh Hồng quân Liên Xô mang trên mình những vết thương chiến tranh và nằm trong bệnh viện ở mảnh đất Ucraina xa xôi. Khi Đuy-sen quyết định trở về làng để được chết ở quê cha đất tổ, năm năm sau đó, ông lão Đuy-sen mới có cơ hội để gặp lại An-tư-nai nhưng ông đã từ chối cơ hội đó. Có lẽ nào vì ông không muốn bà An-tư-nai lâm vào cảnh khó xử khi người ta tán tụng bà như một người có học thức nhất làng mà lại cười cợt anh thanh niên Đuy-sen ngày nào chỉ biết có vài con chữ cũng đòi làm thầy giáo.

Thầy Đuy-sen của tôi đã bằng nhân cách cao đẹp của một người thầy, lặng lẽ bước qua tất cả những lời chê bai, những lời chế giễu, những câu đùa cợt bất kính từ chính những con người đã từng là học trò của thầy trước kia. Tấm lòng của thầy, có lẽ chỉ có ngọn đồi trơ trọi có tên “Trường Đuy-sen” với hai cây phong vẫn hiên ngang sừng sững đứng đó làm chứng nhân. Tấm lòng của thầy, có lẽ chỉ có An-tư-nai mới có thể hiểu được. Thầy không nói nhiều, chỉ dùng hành động của mình để xây những bậc thang đầu tiên cho học trò mình bước lên đó và hướng về phía mặt trời. Khi họ đã đến đỉnh cao của danh vọng, có thể họ sẽ quên mất thầy hoặc không muốn quay trở lại và không dám đối mặt với thầy, thầy vẫn lặng lẽ đi qua hết thảy mọi việc. Chỉ cần biết rằng, học trò của thầy đã thành công. Một người thầy vĩ đại đến thế đấy là cùng. Thầy Đuysen của tôi, xin cho tôi được gọi thầy như thế bởi chính thầy là người thầy đầu tiên của tôi trong trang sách, chính thầy đã cho tôi thấy được những giá trị sâu sắc và to lớn của nghề giáo, nó thiêng liêng vô cùng! “Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình còn giáo dục một người thầy giáo thì được một thế hệ” các bạn ạ.

Trong tất cả chúng ta, ai cũng có người thầy cô, chúng ta rồi đã đang và sẽ có một người thầy người cô như thầy Đuysen và bạn cũng có thể là một An-tư-nai thành công thế, và tôi chỉ hy vọng mãi sau này người thầy cô đã dạy bạn sẽ nhận được những yêu thương thật lòng từ các bạn. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam xin được gửi lời cảm ơn, lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất đến các quý thầy cô, đến những con người miệt mài vì một giáo dục thật sự!