Trưởng phòng kinh doanh là gì? Công việc chính của họ là gì?
Lượt xem:
Trưởng phòng kinh doanh – Một vị trí đặc biệt quan trọng doanh nghiệp nào cũng cần có. Vậy, công việc của trưởng phòng kinh doanh là gì? Công việc của họ có giống nhân viên kinh doanh hay không? Cùng Việc làm TPHCM tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Trưởng phòng kinh doanh là gì?
Trưởng phòng kinh doanh (Sale Manager) là vị trí nhân sự, người chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động của phòng kinh doanh như tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Vị trí trưởng phòng kinh doanh sẽ đóng vai trò quản lý, hỗ trợ cho đội ngũ bán hàng.
Mô tả công việc của một trưởng phòng kinh doanh
Công việc chính của trưởng phòng kinh doanh là gì? Thông thường, công việc của trưởng phòng kinh doanh không cố định và thay đổi tùy theo công ty. Tuy nhiên, nhiệm vụ của TPKD sẽ xoay quanh ba yếu tố chính đó là doanh nghiệp, khách hàng và con người.
Quản lý con người, nhân sự
Đây là một trong những nhiệm vụ chính của trưởng phòng kinh doanh. Nếu ở vị trí trưởng phòng, bạn không chỉ làm việc một mình mà cần có sự hỗ trợ của các nhân sự khác trong phòng.
Trưởng phòng là người lên các kế hoạch, chỉ tiêu cho nhân viên trong phòng. Và các chỉ tiêu, kế hoạch này cần có tính khả thi.
Ngoài ra, các TPKD còn là người tạo động lực, thúc đẩy các thành viên khác làm việc. Và cũng là người đảm bảo cho phòng kinh doanh hoạt động hiệu quả. Kèm với đó, người trưởng phòng sẽ là người đào tạo, huấn luyện cho các nhân sự khác về chuyên môn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc.
Bên cạnh đó, trưởng phòng kinh doanh cũng sẽ là người tham gia vào quá trình tuyển dụng các nhân sự mới.
Quản lý công việc kinh doanh
Ngoài quản lý nhân sự, quản lý công việc kinh doanh cũng là một công việc của trưởng phòng kinh doanh. Khi quản lý các công việc kinh doanh, họ thường sẽ làm những công việc như:
- Xác định các mục tiêu kinh doanh gồm: Tăng doanh thu, mở rộng thị trường hay các chương trình thu hút khách hàng.
- Xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh.
- Nghiên cứu thị trường, phân tích các dữ liệu liên quan đến khách hàng, công việc bán hàng.
- Lập ngân sách, chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
- Làm việc với các phòng ban khác, đặc biệt là bộ phận marketing.
Quản lý về nhu cầu khách hàng
Một công việc khác chiếm nhiều thời gian của TPKD đó là quản lý các nhu cầu của khách hàng và mối quan hệ của khách hàng với doanh nghiệp.
Để thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp, trưởng phòng kinh doanh sẽ đưa ra những chương trình khuyến mãi phù hợp với chính sách của công ty. Ngoài ra, họ còn là người duy trì mối quan hệ khách hàng và doanh nghiệp.
Khi có vấn đề phát sinh từ phàn nàn của khách hàng, TPKD sẽ là người đưa ra phương án giải quyết, hoặc báo cáo với cấp trên.
Những nhiệm vụ khác
Những nhiệm vụ khác của trưởng phòng kinh doanh là gì? Ngoài ba nhiệm vụ chính trên thì TPKD sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo.
Tuy nhiên, tùy vào doanh nghiệp, sẽ có những yêu cầu công việc khác trong bản mô tả công việc. Vì vậy, khi ứng tuyển vị trí này, bạn nên tham khảo qua bản mô tả công việc.
Cần yếu tố gì để thăng tiến từ vị trí nhân viên kinh doanh lên trưởng phòng kinh doanh
Sau khi tìm hiểu về trưởng phòng kinh doanh là gì, cũng như những công việc chính của vị trí này. Nhiều bạn thắc mắc, cần những yếu tố gì để thăng tiến lên vị trí trưởng phòng kinh doanh. Để thăng tiến từ nhân viên kinh doanh lên trưởng phòng, bạn sẽ cần đáp ứng một số yêu cầu và kỹ năng dưới đây.
Yêu cầu về học vấn
Thông thường, đối với những vị trí từ quản lý, trưởng phòng trở lên, các doanh nghiệp sẽ yêu cầu về trình độ chuyên môn, bằng cấp.
Vì thế, ở vị trí này bạn cần có bằng đại học các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing,…
Tuy nhiên, bằng cấp chỉ là một điều kiện cần. Kinh nghiệm là yếu tố quyết định nhiều hơn.
Yêu cầu về kinh nghiệm
Đây là yếu tố quan trọng và quyết định khi bạn muốn thăng tiến thành trưởng phòng kinh doanh. Tùy từng doanh nghiệp, sẽ đưa ra yêu cầu khác nhau về số năm kinh nghiệm, thường sẽ từ 2 – 5 năm.
Thông thường, các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên đại điện bán sỉ,… Sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí trưởng phòng marketing dễ hơn.
Yêu cầu về kỹ năng của trưởng phòng kinh doanh
Ngoài yêu cầu về trình độ học vấn, kinh nghiệm thì TPKD sẽ cần có một số yêu cầu khác về kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề,…